ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin nội bộ ngành

Chính sách hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng


Ngày 14/9/2016, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Cụ thể, Quyết định quy định hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm là rừng sản xuất được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau: Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa, mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha), mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.

Chính sách hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng

Bên cạnh đó, Quyết định cũng quy định điều kiện nhận hỗ trợ: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp. Đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác, đất trồng rừng sản xuất phải được giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ổn định lâu dài (tối thiểu một chu kỳ); Nguồn giống trồng rừng (hạt giống, trái giống hoặc cây giống) phải có xuất xứ từ cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận về nguồn giống theo quy định.

Quyết định cũng quy định Nhà nước hỗ trợ đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng với mức kế hoạch vốn từ ngân sách trung ương là 30 triệu đồng/ha; Hỗ trợ trồng tre, luồng bảo vệ bờ sông, bờ suối, các công trình có nguy cơ sạt lở cao. Mức hỗ trợ 100.000 đồng/khóm (tối thiểu 3 cây/khóm; 1 năm trồng và 3 năm chăm sóc bảo vệ); Khoán quản lý bảo vệ rừng bình quân 300.000 đồng/ha/năm trong đó hỗ trợ chị phí lập hồ sơ giao khoán quản ký bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5 năm.

Ngoài ra, Quy định cũng quy định Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và duy trì việc quản lý, bảo vệ rừng giống, vườn giống. Trong đó Nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức do Nhà nước thành lập) chỉ trực tiếp quản lý rừng giống, vườn giống có tầm quan trọng quốc gia với diện tích tối đa là 30% tổng diện tích được quy hoạch làm rừng giống, vườn giống; phần còn lại được giao, bán, khoán cho các thành phần kinh tế khác quản lý kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau: Không quá 55 triệu đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới; Không quá 40 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới; Không quá 15 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hoá; Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm.

Quyết định cũng quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao; Hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống; Hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp; Hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh nghèo; Hỗ trợ đầu tư và đặt hàng đối với các công ty nông lâm nghiệp.

Tất cả các chính sách hỗ trợ phát triển rừng nhằm mục tiêu đến năm 2020 trồng 900.000 ha rừng sản xuất, bình quân mỗi năm trồng 180.000 ha, trồng 75.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, mỗi năm trồng 15.000 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 360.000 ha; Giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho đồng bào miền núi; Thúc đẩy hình thành thị trường nghề rừng phát triển ổn định lâu dài, gồm thị trường cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật, thị trường chế biến và tiêu thụ lâm sản.

Quyết định có hiệu lực thi hường từ ngày 01/11/2016.

Thế Huy-Chi cục Kiểm lâm


Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm