ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin nội bộ ngành

Hội nghị Hà Nội về Chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã


Hội nghị Hà Nội về Chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Hội nghị

(Nguồn: Tongcuclamnghiep) Hội nghị Hà Nội về Chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã được tổ chức tại Hà Nội ngày 17/11/2016 đã thông qua những hành động ưu tiên thúc đẩy cộng đồng quốc tế chung tay chống buôn bán trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã.

Hội nghị được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, với sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonxay Siphandone,Hoàng tử Vương quốc Anh, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc Yury Fedotov, lãnh đạo 47 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế, 7 tổ chức Liên hợp quốc đã cùng cam kết bảo vệ các loài động vật có tính biểu trưng khỏi bờ vực tuyệt chủng bằng các phương pháp tương hỗ để đối phó với tội phạm động vật, thực vật hoang dã.

Hội nghị Hà Nội về Chống buôn bán trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã Hội nghị quốc tế cấp cao lần thứ ba về chống buôn bán động vật, thực vật hoang dã bất hợp pháp, tiếp nối sự thành công của Hội nghị Luân Đôn (2014), và Hội nghị Kasane (2015). Tuyên bố Hà Nội về chống buôn bán trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã sẽthúc đẩy mạnh mẽ những thành quả đã đạt được từ các hội nghị trên với trọng tâm tập trung vào lĩnh vực hợp tác quốc tế để thực hiện các cam kết trong Tuyên bố London và Kasane, thông qua các hoạt động tự nguyện được đề xuất bởi các bên tham gia Tuyên bố Hà Nội.

Hoàng tử William phát biểu tại Hội nghị

Buôn bán trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã là một trong các nguyên nhân chính đe dọa gây tuyệt chủng nhiều loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, gây tác động xấu đến quá trình phát triển, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững, và các cộng đồng dân cư địa phương, đồng thời tạo nguồn thu phi pháp cho các tổ chức tội phạm quốc tế. Những hành quyết liệt của các chính phủ để đối phó với tình trạng này thể hiện sự nghiêm trọng của nạn săn bắt và buôn bán trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã.

Chính phủ các nước tham dự nhất trí rằng các hành động cụ thể là rất cầ thiết, cần phải thực hiện những cam kết hiện tại một cách thực tế và đầy đủ trên toàn bộ chuỗi cung ứng thương mại, bao gồm cả việc bảo tồn các quần thể động vật, thực vật hoang dã và sinh cảnh của chúng, tiếp cận và phối hợp với các bên liên quan tại địa phương, thúc đẩy sinh kế bền vững, tăng cường thực thi pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tổ chức các chiến dịchgiảm cầu sử dụng sản phẩm động vật, thực vật hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp trên thị trường. Như vậy, việc chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã cần có sự tham gia của các cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan tư pháp, cơ sở dịch vụ liên quan đến động vật, thực vật hoang dã, các nhà bảo tồn, các nhóm cộng đồng, các chuyên gia, và các học giả.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận định "Bên cạnh các cam kết, tuyên bố thì điều quan trọng là cần biến các cam kết, các tuyên bố đó thành các hành động cụ thể trên hiện trường và cần một cơ chế để giám sát các hành động này, cơ như vậy các cam kết, tuyên bố của chúng ta mới bền vững".

Các quốc gia và tổ chức Liên hợp quốc đã thông qua những hành động thiết thực, góp phần vào việc xóa bỏ nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã từ nguồn bất hợp pháp, tăng cường thực thi pháp luật, và hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi tội phạm động vật, thực vật hoang dã.

Những hành động đó bao gồm:

- Tăng cường phối hợp với các khối doanh nghiệp, tư nhân và nhà bán lẻ trực tuyến để thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc buôn bán trái pháp luật sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã;

- Cam kết không sử dụng sản phẩm từ các loài bị đe dọa tuyệt chủng có nguồn gốc trái pháp luật;

- Hỗ trợ các Chính phủ và tổ chức tài chính trong phát hiện, điều tra, và triệt phá các đường dây tội phạm liên quan đến rửa tiền và các tội phạm tài chính khác liên quan đến buôn bán trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã;

- Tăng cường hợp tác liên biên giới và hỗ trợ các mạng lưới thực thi pháp luật về động vật, thực vật hoang dã trong khu vực;

- Liên kết với cộng đồng sinh sống trong khu vực gắn kết với động vật thông qua giảm thiểu sung đột giữa người và động vật hoang dã, thực vật hoang dã; hỗ trợ người dân trong các cộng đồng này trở thành đối tác tích cực trong công tác bảo tồn, hỗ trợ các nỗ lực cộng đồng để tăng cường quyền, nghĩa vụ và năng lực quản lý, từ đó hưởng lợi hợp pháp từ động vật, thực vật hoang dã.

- Làm rõ hơn mối liên kết giữa tội phạm động vật, thực vật hoang dã các hoạt động tội phạm có tổ chức khác, kể cả hoạt động khủng bố.

Hội nghị Hà Nội được tổ chức tại một thời điểm quan trọng, khi mà nhu cầu về sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã trái phép đã gia tăng đáng kể trong suốt thập kỷ qua. Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Hà Nội thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc hợp tác với cộng đồng quốc tế đấu tranh với loại hình tội phạm này.

Vương quốc Anh công bố sẽ đăng cai tổ chức hội nghị tiếp theo vào năm đầu 2018 để đánh giá quá trình thực hiện những hành động đã được đề xuất, và tái khẳng định quyết tâm thông qua việc thực hiện những động thái tích cực khác.

Nguồn: Tongcuclamnghiep



Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm