ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin nội bộ ngành

Hướng dẫn khai thác và tận thu lâm sản


Ngày 28/6/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT quy định về khai tác chính và tận dụng, tận thu lâm sản. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2016


Thông tư này quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, rừng trồng và các loài thực vật trên diện tích ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp có tên trùng với các loài gỗ và lâm sản ngoài gỗ.


Thông tư nêu rõ tiêu chí rừng đưa vào khai thác chính và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Theo đó,diện tích rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê, giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.


Đồng thời đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và khả năng phòng hộ của rừng, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.


Thông tư nêu rõ khai thác chính gỗ rừng tự nhiên chỉ thực hiện đối với chủ rừng có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của nhà nước, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.


Về đối tượng rừng khai thác là rừng tự nhiên chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác đã phục hồi tối thiểu một luân kỳ khai thác đáp ứng các tiêu chí sau: Trữ lượng gỗ phải đạt: Rừng lá rộng thường xanh từ 150 m3/ha trở lên; rừng gỗ lá rộng nửa rụng lá từ 130 m3/ha trở lên; rừng hỗn giao gỗ với tre nứa từ 80 m3/ha trở lên. Trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác trong lô phải lớn hơn 30% tổng trữ lượng rừng của lô đó.


Về trình tự, thủ tục cấp phép khai thác thì chủ rừng tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác theo hướng dẫn tại Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông để phê duyệt và cấp phép khai thác. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.


Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác; Hồ sơ thiết kế khai thác; phương án quản lý rừng bền vững; Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ và các hồ sơ khác có liên quan.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.


Chủ rừng tổ chức khai thác hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng khai thác theo quy trình kỹ thuật khai thác tác động thấp. Gỗ sau khi được chặt hạ, cắt ngọn chủ rừng tiến hành nghiệm thu, ghi số thứ tự vào đầu lóng gỗ, đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản. Sau khai thác chủ rừng phải thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng để phục hồi diện tích rừng theo quy định của nhà nước.


Thông tư cũng quy định rõ về khai thác rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ; khai thác gỗ cao su, gỗ vườn rừng, vườn nhà, cây trồng phân tán; tận dụng gỗ rừng tự nhiên; tận thu gỗ rừng tự nhiên.


Thông tư quy định khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ; khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật…


Thế Huy - Chi cục Kiểm lâm


Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm