ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin nội bộ ngành

Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp


Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị về việc tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.


Chỉ thị nêu rõ, các nông, lâm trường quốc doanh đã có quá trình hình thành và phát triển trên 60 năm, có nhiều đóng góp cho việc phát triển kinh tế – xã hội, nhất là đối với địa bàn các vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Hệ thống số liệu, tài liệu, bản đồ về đất đai chưa đầy đủ và thiếu chính xác; tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai còn phức tạp; diện tích đất bàn giao cho địa phương chủ yếu được thực hiện trên sổ sách, chưa có hồ sơ địa chính để quản lý, sử dụng.


Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp


Để khắc phục tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khẩn trương xây dựng, thẩm định và hoàn thành phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hình thức phá sản công ty nông, lâm nghiệp; giải thể đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài; cơ chế giao khoán sử dụng đất nông nghiệp của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.


Đồng thời ban hành cơ chế, chính sách bảo vệ rừng, gắn với giảm nghèo bền vững; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, người trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng có thu nhập từ rừng để bảo đảm ổn định cuộc sống. Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng, xác định những diện tích đất, rừng phòng hộ xung yếu; quy hoạch, đưa diện tích đất, rừng bỏ hoang chưa sử dụng hợp lý trước đây, chuyển sang rừng sản xuất để phát huy hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở đó, Nhà nước bảo đảm lực lượng và kinh phí để quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.


Cũng theo Chỉ thị, Thủ tướng chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện và hoàn thành trong năm 2016 việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất; Xây dựng Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2016-2020.


Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra việc quản lý, sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.


Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình và cá nhân nghèo cư trú tại vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai tại địa phương.


Thế Huy-Chi cục Kiểm lâm


Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm