ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin nội bộ ngành

Tham vấn kết quả thực hiện chính sách và thiết lập công cụ giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam


Tham vấn kết quả thực hiện chính sách và thiết lập công cụ giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam


Ngày 24/5/2016, Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF) tổ chức Hội thảo tham vấn đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2015 và thiết lập công cụ giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. Ông Nguyễn Bá Ngãi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì Hội thảo.


Tham dự Hội thảo có đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở NN&PTNT, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh trong cả nước cùng đại diện của một số tổ chức quốc tế WWF, CIFOR, ICRAF, JICA, PanNature, GIZ...


Tại Hội thảo, các đại biểu đã được chia sẻ nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam cũng tập trung tiếp thu, giải trình về hiệu quả sử dụng tiền DVMTR và tác động của việc điều chỉnh mức chi trả DVMTR đến kinh tế, xã hội, môi trường trong đó nhấn mạnh tác động đối với người tiêu dùng và một số ngành sản xuất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng. Dự thảo này sẽ được trình Bộ NN&PTNT xem xét trước khi trình Chính phủ vào tháng 6/2016.


Bên cạnh đó, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian thảo luận kết quả nghiên cứu về Bộ công cụ chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR. Đây là công cụ giúp các nhà quản lý, cơ quan giám sát đánh giá độc lập; giúp công chúng đánh giá mức độ công khai, công bằng và hiệu quả của việc thực hiện chính sách ở từng địa phương và cả nước. Đồng thời, Bộ chỉ số cũng chỉ ra nguyên nhân, định hướng biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ở các địa phương.


Với 22 chỉ số giám sát và 13 chỉ số đánh giá có thể áp dụng được trong giai đoạn hiện tại, Bộ chỉ số được đa số đại biểu đánh giá là tương đối phù hợp. Tuy nhiên một số chỉ số cần xem xét thêm để có thể áp dụng trong thực tế địa phương. Thời gian tới, ứng dụng thiết bị di dộng (mobile apps) trong giám sát rừng nhận chi trả DVMTR cũng sẽ được nghiên cứu ứng dụng và nhân rộng trong phạm vi cả nước.


BĐH VNFF


Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm