ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin hoạt động

GDP ngành Lâm nghiệp có thể đạt 6%



(Chinhphu.vn) – Tốc độ tăng trưởng này đã gần gấp đôi so với năm 2011.


Độ che phủ rừng cũng đã tăng lên đến 41% vào đầu năm 2014.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng nhanh: Năm 2011 đạt 3,4%, năm 2012 đạt 4,6%, năm 2013 đạt 5,9% và năm 2014 có thể đạt 6%.

Nếu như năm 2000 sản lượng gỗ rừng trồng mới đạt 1,7 triệu m3, thì đến năm 2014 rừng trồng đã cung cấp khoảng 10 triệu m3 và cây trồng phân tán cung cấp trên 2 triệu m3.

Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ hơn theo hướng bền vững, sản lượng gỗ khai thác giảm từ 220.000m3 năm 2009, 160.000m3 năm 2013, và dừng khai thác chính năm 2014.

Năm 2014 cũng là năm công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế, sản phẩm ngày càng đa dạng, đáp ứng yêu cầu thị trường. Đến nay đồ gỗ Việt Nam đã xuất vào trên 100 nước và vùng lãnh thổ.

Đặc biệt, nhiều hộ gia đình ở Quảng trị, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Cà Mau có thu nhập tăng cao từ rừng trồng thâm canh; có hộ thu nhập từ 150-250 triệu đồng/ha sau 6 đến 10 năm, có thể làm giàu từ trồng rừng.

Độ che phủ rừng cũng đã tăng lên đến 41% vào đầu năm 2014. Cùng với đó, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật giảm dần về số vụ và giảm 80% diện tích rừng bị phá trái pháp luật trong 5 năm qua.

Hiện nay, ngành Lâm nghiệp đã hợp tác với 19 đầu mối và tổ chức lâm nghiệp quốc tế, trong đó có 2 công ước và nhiều hiệp định, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế trong lĩnh vực trồng và bảo vệ rừng.

Nguồn: Đỗ Hương - Baodientu.chinhphu.vn

Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm