ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin nội bộ ngành

Giới thiệu Sổ tay quản lý rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long


Nhằm tổng kết các bài học và ấn phẩm trong giai đoạn 2007-2015, Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) đã ban hành ấn phẩm: Sổ tay hướng dẫn phương thức trồng và phục hồi rừng ngập mặn thích hợp ở Đồng bằng sông Cửu Long, dành cho cán bộ Chi cục Kiểm lâm, chuyên viên lâm nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động hiện trường.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam hiện có hơn 285 nghìn ha rừng ngập mặn ven biển trải dải trên chiều dài đường bờ gần 3200 km, trong đó rừng phòng hộ chiếm 68%, rừng đặc dụng và sản xuất chiếm 32%.

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đa dạng đóng vai trò quan trọng góp phần ổn định sinh kế và bảo vệ cuộc sống người dân sống ven biển. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, phục hồi và quản lý rừng ngập mặn được đặc biệt quan tâm, theo đó Chính phủ khuyến nghị vành đai rừng ngập mặn ven biển che phủ tối thiểu 500 m ngoài đê (Quyết định 667 Thủ tướng Chính phủ). Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ đã có nhiều Chương trình, dự án hướng tới trồng và phục hồi rừng ngập mặn như Chương trình 327, Dự án 5 triệu ha rừng, và các Dự án với sự tham gia của nhà tài trợ Quốc tế do Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp thực hiện như WB2, FPP, VFD, ICMP.

Ảnh: Rừng ngập mặn tại Sóc Trăng (Nguồn: GIZ/ICMP)


Với mục tiêu thí điểm các giải pháp (i) trồng, phục hồi rừng ngập mặn trên điều kiện lập địa khó, đất cằn; (ii) đồng quản lý rừng với sự tham gia của cộng đồng; (iii) thúc đẩy đa dạng sinh học, bảo tồn các loài cây ngập mặn quý, đồng thời nhằm tổng kết các bài học và ấn phẩm trong giai đoạn 2007 - 2015, Chương trình ICMP đã ban hành ấn phẩm: Sổ tay hướng dẫn phương thức trồng và phục hồi rừng ngập mặn thích hợp ở Đồng bằng sông Cửu Long dành cho cán bộ Chi cục Kiểm lâm, và chuyên viên lâm nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động hiện trường.


Ảnh rừng trồng trên khu vực bãi bồi tạo bởi hàng rào chắn sóng tại Bạc Liêu năm 2012 và kết quả năm 2014

(Nguồn: ICMP Bạc Liêu)


Ảnh phục hồi rừng ngập mặn trên khu vực đất cằn tại Bạc Liêu năm 2012 và kết quả năm 2014

(Nguồn: ICMP Bạc Liêu)


Cốt lõi của Sổ tay là năm biểu đồ hướng dẫn các bước quản lý rừng ngập mặn từ quá trình ra quyết định trồng, phục hồi tới các bước điều tra lập địa, trồng rừng, quan trắc. Để hiểu rõ các giải pháp kỹ thuật, các chuyên gia nghiên cứu có thể tham khảo danh sách 48 ấn phẩm liên quan đến kỹ thuật trồng, phục hồi, đồng quản lý rừng ngập mặn tại 3 tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Đối với các cán bộ chi cục kiểm lâm, quy trình phục hồi rừng ngập mặn điển hình thông qua 2 giải pháp trồng rừng sử dụng hàng rào chắn sóng và phục hồi rừng ngập mặn trên khu vực đất cằn là căn cứ để triển khai giải pháp trên điều kiện lập địa cụ thể trên địa bàn ĐBSCL.


Sổ tay là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa Chương trình ICMP với các cơ quan chuyên trách địa phương và viện nghiên cứu nhằm thí điểm các giải pháp lâm sinh trồng, phục hồi, và quản lý rừng ngập mặn ven biển. Tổng cục Lâm nghiệp thông qua các kết quả của Chương trình đang trong quá trình nghiên cứu Định mức kinh tế kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trồng các loài cây ngập mặn phù hợp; và chính sách Đồng quản lý rừng dựa trên mô hình thí điểm tại tỉnh Sóc Trăng.

Sổ tay quản lý rừng ngập mặn tải về


Nguồn: Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp


Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm