ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin nội bộ ngành
Tongcuclamnghiep

Lâm nghiệp khẳng định là ngành kinh tế trách nhiệm và hội nhập






(Nguon: Tongcuclamnghiep) Sáng 5/7/2019, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đại biểu đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Trường đại học Lâm nghiệp, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp; đại diện lãnh đạo các Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục, Chi cục Kiểm lâm vùng và toàn thể cán bộ, công chức các đơn vị khối Văn phòng Tổng cục, Cục Kiểm lâm.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, Tổng cục Lâm nghiệp đã bám sát nhiệm vụ được giao, tăng cường phối hợp với các đơn vị, địa phương và tham mưu Bộ những giải pháp chỉ đạo kịp thời trong lĩnh vực Lâm nghiệp và đã đạt được một số kết quả như: Hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các Nghị định, Thông tư. Đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp, do vậy 6 tháng đầu năm 2019, ngành Lâm nghiệp đã đạt được kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào kết quả của Bộ. Việc chỉ đạo thực hiện các Chương trình có sự chủ động, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, tham mưu kịp thời trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương.

Tái cơ cấu ngành đã có chuyển biến rõ rệt trên thực tiễn, đã có nhiều mô hình sản xuất lâm nghiệp giá trị cao, mô hình kinh doanh gỗ lớn, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu. Chủ động nắm bắt tình hình điểm nóng và khoanh vùng các địa bàn trọng điểm về chặt phá rừng, các tụ điểm cất giữ, chung chuyển lâm sản lớn trên những địa bàn trọng điểm. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị quyết số 71/NQ-CP và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp Quý I/2019 tăng 4,32%; Ước Quý II/2019 tăng khoảng 4,53%, cao hơn 0,08% so với cùng kỳ năm 2018. Giảm cả về diện tích thiệt hại và số vụ vi phạm các quy định của Luật Lâm nghiệp so với năm 2018. Cả nước đã trồng gần 108,5 nghìn ha rừng, đạt 51% kế hoạch năm, bằng 102% so với cùng kỳ năm. Trong đó: Rừng phòng hộ, đặc dụng 1.959 ha, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2018; Rừng sản xuất 106.497 ha, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2018.

Cùng với đó, cả nước cũng đã khai thác khoảng 105 nghìn ha rừng trồng tập trung, với sản lượng 9,7 triêu m3 tăng 4,86% so với cùng kỳ 2018, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ nguyên liệu cho tiêu dùng và chế biến, xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 5,23 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 50% kế hoạch năm. Xuất siêu gần 4 tỷ USD. Ước cả năm 2019, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt khoảng 11 tỷ USD. Cả nước cũng đã thu gần 1.209 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, tăng 11% so với cùng kỳ 2018.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng nhìn nhận một số những khó khăn, tồn tại trong 6 tháng đầu năm 2019. Thời tiết có nhiều dị thường, nắng nóng đến sớm, khô hanh kéo dài, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp cao. Mặc dù các địa phương và toàn lực lượng Kiểm lâm đã có nhiều biện pháp cảnh báo, phát hiện sớm và xử lý chữa cháy kịp thời, song cháy rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và khu vực miền Trung vừa qua. Vẫn còn tồn tại những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép, nhất là các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Nam, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông. Nhiều địa phương chưa tích cực chỉ đạo trồng thâm canh và chuyển hóa rừng gỗ lớn; nhận thức của người dân về giá trị và hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh rừng trồng gỗ lớn vẫn còn hạn chế. Chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn chưa khuyến khích được người dân, doanh nghiệp tham gia. Công tác kiểm soát chất lượng giống cây lâm nghiệp ở một số địa phương chưa chặt chẽ và thường xuyên. Chưa kiểm soát được chất lượng giống đối với các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn sản xuất giống để trồng rừng.



Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường biểu dương sự cố gắng chung của toàn ngành trong 6 tháng đầu năm. Bộ trưởng đánh giá 2019 là năm có nhiều thách thức lớn đối với toàn ngành nông nghiệp nói chung, nhưng trong bối cảnh đó, lâm nghiệp khẳng định là một trong những ngành đạt được nhiều thành công trong các ngành kinh tế hội nhập lớn, trong đó nổi bật là sự hoàn thiện về thể chế đầy đủ với việc triển khai Luật Lâm nghiệp, Hiệp định VPA/FLEGT. Cùng với đó, dịch vụ môi trường rừng đã thể hiện xã hội hóa đúng nghĩa, hoàn chỉnh theo kinh tế thị trường.... đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế đầy trách nhiệm và hội nhập.

Trong 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng nhấn mạnh, Tổng cục/ngành cần tiếp tục lưu ý trong công tác phòng chống cháy rừng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Chủ động xây dựng ngay khung khổ chính sách và kế hoạch ứng phó,... trong chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Tổng rà soát trong công tác quản lý rừng để tránh trục lợi chính sách. Rà soát các chương trình, đề án lớn để có sự chỉ đạo đề án, bổ khuyết, kịp thời triển khai, đôn đốc triển khai quyết liệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Chuẩn bị tổng kết Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Hội nghị chuyên sâu về Vườn quốc gia và khu bảo tồn,... để tạo bước ngoặt mới cho Ngành.

Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp

Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm